Cattour

Review

Bạn quan tâm chủ đề gì?

đi du lịch Thái Lan nên mang theo tiền gì Chiang Rai giấy tờ nhập cảnh Thái Lan kinh nghiệm du lịch Thái Lan giá rẻ du lịch Thái Lan đường bộ du lịch Thái Lan tháng 8 tìm hiểu về du lịch Thái Lan du lịch Thái Lan review kinh nghiệm du lịch Thái Lan tự túc Safari World Khao Yai tour Thái Lan Chiang Mai tour Thái Lan Safari Krabi du lịch Thái Lan cần chuẩn bị gì tour Thái Lan uy tín tour Thái Lan Bangkok du lịch Thái Lan tháng 10 du lịch Thái Lan bụi giá vé du lịch Thái Lan vé du lịch Thái Lan du lịch Thái Lan bao nhiêu tiền chi phí du lịch Thái Lan cho 2 người Phuket Koh Phi Phi du lịch Thái Lan tháng 4 vé máy bay du lịch Thái Lan tour Thái Lan mùng 3 Tết tour Thái Lan mùng 2 Tết du lịch Thái Lan mang theo gì du lịch Thái Lan tháng 5 du lịch Thái Lan tết dương lịch du lịch Thái Lan tháng 6 du lịch Thái Lan mua gì rẻ du lịch Thái Lan mua gì kinh nghiệm du lịch Thái Lan 2019 du lịch Thái Lan tháng 7 đi du lịch Thái Lan mùa nào du lịch Thái Lan nên đi mùa nào có nên đi du lịch Thái Lan có nên đi du lịch Thái Lan tự túc không du lịch Thái Lan mùa nào đẹp du lịch Thái Lan 2 ngày 1 đêm du lịch Thái Lan dịp 30/4 du lịch Thái Lan 2/9 Hua Hin du lịch Thái Lan tháng 3 du lịch Thái Lan và những điều cần biết du lịch Thái Lan cần chú ý gì du lịch Thái Lan cần gì du lịch Thái Lan nên đi tháng nào bí quyết du lịch Thái Lan du lịch Thái Lan có gì đặc biệt khu du lịch ở Thái Lan du lịch Thái Lan mùa hè du lịch Thái Lan tết 2019 du lịch Thái Lan 30 tháng 4 du lịch Thái Lan 2 người du lịch Thái Lan tháng 2 lưu ý khi đi du lịch Thái Lan Du lịch Thái Lan có an toàn không du lịch Hat Yai Thái Lan du lịch Khao Yai Thái Lan du lịch Thái Lan Chiang Mai du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm du lịch Thái Lan tháng 1 du lịch Thái Lan cho trẻ em app du lịch Thái Lan Thái Lan dịp tết Du lịch Thái Lan đi đâu lễ hội Thái Lan du lịch Thái Lan tháng 9 quà du lịch Thái Lan Ayutthaya Chiang Mai du lịch Thái Lan tháng 11 Yi Peng Loy Krathong du lịch Thái Lan tháng 12 đi Thái cần giấy tờ gì du lịch Thái Lan có gì Bangkok mua sắm mặc gì đi Thái Lan Pattaya Khách sạn 5 sao Thái Lan

Lên ngay kế hoạch đi du lịch Thái Lan Bangkok Huahin 5 ngày 4 đêm đơn giản mà thú vị lắm

26/12/2018

Với những chia sẻ chân thật của nhóm các bạn trẻ đã trải qua về chuyến du lịch gần đây sẽ khiến các bạn hào hứng hơn bao giờ hết. Và nếu bạn muốn đi du lịch mà được lo cho từ A – Z thì đừng ngại mà không "book" tour Thái Lan Bangkok Hua Hin nhé.

Du lịch Bangkok Hua Hin có gì hay nhỉ
Du lịch Bangkok Hua Hin có gì hay nhỉ
 
Nằm cách thủ đô Bangkok của Thái Lan khoảng 250 km về phía nam, Hua Hin là một địa điểm du lịch hấp dẫn với người dân bản địa và cả du khách nước ngoài. Mặc dù là điểm đến không mới nhưng vùng đất này luôn thu hút từ những bãi biển trắng trải dài, phong cảnh đồi núi tự nhiên, tươi đẹp... cùng với một không gian trong lành và yên bình. Theo đó, hãy cùng tham khảo chuyến du lịch thú vị 5 ngày 4 đêm từ Bangkok đến Huahin của nhóm bạn Vân Trang để cảm nhận rõ hơn về cuộc hành trình này nhé.
 

I. Phương tiện đi lại, chỗ ở và một số lưu ý nho nhỏ

Vé máy bay

Bọn mình đi hãng Air Asia và đặt trước cả 3 tháng. Nếu có ý định đi du ịch Thái Lan trong tương lai, các bạn nên theo dõi liên tục lịch bay của hãng này vì vé máy bay được giảm giá liên tục hơn nữa còn là hãng hàng không rẻ nhất thế giới trong những năm gần đây. Giá vé khứ hồi  mà bọn mình săn được là 2tr/người cộng thêm 7kg hành lý xách tay. Bọn mình đi không mang nhiều quần áo nên không cần thiết mua hành lý ký gửi. Theo mình thấy thì vé bay 2 chiều như vậy là khá rẻ.
 
Air Asia
Air Asia
 

Chỗ ở

Check in My Hostel: Mình đã đi Thái 2 lần trong năm nay và cả 2 lần mình đều ở hostel này. Giá trung bình là 200k/người/1 đêm. Hostel rất trung tâm hơn nữa lại có cả lối đi tắt ra Siam, MBK. Trong ngõ có tới 2 cửa hàng 7 - Eleven, thiếu gì cứ chạy ra mua cực tiện. Đi bộ ra đường lớn ở đầu ngõ thì có bến BTS Ratchathewi. Ở đây có bến tàu chạy trên sông để ra khu vực Khaosan với giá chỉ 10 bath, siêu tiện lợi. Host này thì có đầy đủ các loại phòng từ phòng 4, 5, 6 người, phòng Family,… bạn tha hồ mà lựa chọn.
 
Check in My Hostel
Check in My Hostel
 
Ở đây còn có phòng bếp riêng bao gồm lò vi sóng, đồ ăn vặt miễn phí để bạn nhâm nhi ở nhà bếp, đồ uống có trà , cà phê,…  Ngoài ra, phòng tắm ở đây là phòng chung lớn phân chia ra làm nhiều phòng nhỏ, có sẵn máy sấy, dầu gội và sữa tăm cũng có ở từng phòng tắm nên các bạn không cần phải mang theo cho đỡ mất công. Về chuyện giặt đồ thì sẽ có máy giặt, bạn chỉ việc bỏ xu vào là sử dụng được, mỗi lần giặt giá 40 bath và có luôn cả máy sấy quần áo, giá 10 bath/5 phút sấy.
 
Thêm một điều nữa là, bà chủ rất dễ tính, thân thiện và nhiệt tình giúp đỡ các bạn nhé. Theo đó, các bạn có thể đặt phòng qua các app như Agoda, Traveloka, Trip Advisor, Booking.com…  sẽ có khá nhiều sự lựa chọn chỗ ở thích hợp với chuyến đi của bạn. Lưu ý là bạn nên đặt sớm và theo dõi khuyến mại để được mức giá rẻ nhé.
 
Hostel rất trung tâm hơn nữa lại có cả lối đi tắt ra Siam, MBK
Hostel rất trung tâm hơn nữa lại có cả lối đi tắt ra Siam, MBK
 

Đi lại

Ở Bangkok chúng mình di chuyển bằng BTS, thuyền và đi bộ là chính. Mình hoàn toàn không sử dụng taxi vì giá khá đắt với cả Bangkok lại hay tắc đường nữa. Còn đi Hua Hin thì bọn mình chọn minivan để tiết kiệm chi phí. Nhưng may mắn vì mình gặp được chú taxi rất tốt bụng và lấy giá khá rẻ nên bọn mình vui ơi là vui ấy.
 

Lưu ý

- Đi Air Asia các bạn sẽ được phát tờ khai xuất nhập cảnh ở trên máy bay, vì vậy các bạn nên in thông tin chuyến bay, xác nhận (confirm) đặt phòng khách sạn và đừng quên mang theo bút để điền nhé vì trên máy bay họ sẽ k có bút cho bạn mượn đâu và bạn sẽ phải mua với giá hơi đắt đấy.
- Khi đi bộ ở Bangkok nên đi trên đường đi bộ trên cao dẫn từ trạm BTS vào các trung tâm thương mại hoặc đi bộ ở các khu vực có đường trên cao nối nhau nhé vừa tránh được xe cộ lại có mái che mát mẻ.
- Nên mang theo ô, dù nhé vì thỉnh thoảng Bangkok dễ có mưa lắm, đặc biệt là tầm tháng 9, 10.
 
Nếu các bạn đi lại bằng BTS sẽ tiết kiệm hơn cả
Nếu các bạn đi lại bằng BTS sẽ tiết kiệm hơn cả
 

II. Lịch trình Bangkok – Hua Hin 5 ngày 4 đêm

Sau đây hành trình chi tiết của chúng mình, các bạn cùng theo dõi để rút ra kinh nghiệm cho chuyến đi sắp tới nhé.
 

Ngày  1: Nội Bài – Don Mueang – MBK 

Bọn mình đáp chuyến bay cất cánh lúc 9h tại Nội Bài và hạ cánh lúc 11h ở sân bay Don Muang. Sau khi nhập cảnh, các bạn ra cửa 6 tầng 1 Terminal 1 để bắt xe bus A1 về bến Mochit BTS nhé. Thường, nếu các bạn lên xe ở các cửa khác sẽ hết chỗ ngồi đó.
 
Ra Terminal 1 để bắt xe bus A1 về bến Mochit BTS nhé
Ra Terminal 1 để bắt xe bus A1 về bến Mochit BTS nhé
 
Khi lên xe bạn có thể hỏi người soát vé hoặc người dân Thái Lan cùng ở trên xe xem bao giờ tới Mochit nếu bạn không chắc chắn. Giá cho 1 vé xe bus là 30 bath khi đi từ sân bay đến bến BTS Mochit. Từ đây mình tiếp tục mua vé đi BTS về Ratchathwi – nơi mình đã đặt hostel. Về đến nơi, bọn mình nghỉ ngơi và mua mì ở 7 – Eleven ăn trưa. Sau đó, bọn mình đi MBK chơi.
 
Ở MBK, bạn có thể mua sắm quần áo vì mình thấy ở đây quần bò từ hàng thường đến hàng có thương hiệu sale khá nhiều. Sau đó, bọn mình ăn tối ở Foodcourt tại đây luôn nhưng lưu ý là Foodcourt thường đóng cửa và hết hàng khá sớm nên các bạn vào sớm 1 chút nhé.
 
Muốn mua đồ ở Foodcourt, bạn sẽ ra quầy thanh toán ở ngay cửa ra vào, cộng tổng số tiền các món bạn định mua và nạp vào thẻ, sau đó cầm chiêc thẻ ra từng quầy mua đồ ăn. Mình thấy đồ ăn ở đây cũng được thôi chứ không phải ngon xuất sắc lắm. Sau đó còn rảnh quá mà lại buồn miệng nên chúng mình thong dong qua Big C mua it đồ ăn linh tinh mang về khách sạn.
 
MBK
MBK
 

Ngày 2: Siam – Central World 

Theo như kế hoạch của chúng mình thì hôm nay sẽ đi Hua Hin nhưng vì mấy đứa thấy trời khá âm u và còn hơi mệt nên quyết định đẩy lùi sang này hôm sau và hôm nay thì đi Siam chơi. 
 
Trước khi đi, bọn mình ăn sáng ở quán ăn Thái ở ngay ngõ chỗ khách sạn bọn mình có mấy quán ăn vỉa hè mà ngất ngây luôn. Đồ ăn Thái ở đây siêu siêu ngon ý.
 
Quán nho nhỏ trong ngõ thôi nhưng menu có đầy đủ tiếng anh, tiếng trung và có cả hình ảnh minh họa và lúc nào cũng tấp nập khách. Đồ ăn ở đây nhiều và rất rẻ. Bọn mình gọi soup Tomyum nhưng cho thịt ăn cùng cơm trứng ốp lết thịt và cơm gà rán. Ăn no lắm luôn mà chỉ hết có 110 bath các bạn ạ.
 
Đến khu Siam nhiều trung tâm thương mại lắm, gồm Siam Discovery, Siam Center, Siam Paragon và Siam Square. Bạn nên dành một ngày để tham quan hết nhé bởi vì mỗi một trung tâm thương mại lại có kiến trúc xây đúng theo chủ đề thể hiện riêng rất thú vị. Đến đây mang ngân sách dồi dào mới tự tin shopping được thôi các bạn nhé. Hầu hết, các TTTM này đều có đường thông với nhau nên các bạn cứ đi bên trong TTTM là sang được thôi, vừa sạch sẽ lại mát mẻ. 
 
Siam Discovery
Siam Discovery
 
Bọn mình đi khám phá kiến trúc của Siam Discovery xong thì chuyển qua Siam Center. Siam Center có khu Food Republic ở tầng trên cùng. Ở đây bán tất cả các loại đồ ăn, từ đồ truyền thống Thái đến các món Hong kong, Nhật, Hàn,.... Ở đây ăn thì cũng theo hình thức nạp tiền vào thẻ nhưng sẽ mất thêm phí đặt cọc là 10 bath/thẻ. Vì thế khi nạp tiền vào các bạn nhớ nạp dư 10 bath so với số tiền các món bạn đã chọn nhé.
 
Siam Center
Siam Center
 
Sau đó khi về, các bạn chỉ cần ra trả lại thẻ là lấy lại tiền cọc. Bọn mình ăn Pad Thai gà và Pad Thai truyền thống cùng cốc trà sữa to bự. Trà sữa ở đây rất ngon, thơm đậm vị trà lại không quá ngọt. Pad Thai cũng rất ngon và còn nhiều nữa. Giá đồ ăn vừa phải chứ cũng không phải quá rẻ nhưng sạch sẽ và có không gian đẹp.
 
Trà sữa ở đây rất ngon 
Trà sữa ở đây rất ngon 
 
Ăn trưa xong thì trời đổ mưa nên chúng mình đành phải đi BTS về khách sạn với giá 16 bath/người nghỉ ngơi và buổi chiều đi tiếp. Chiều chúng mình qua Siam Paragon chơi. Trong TTTM của Siam thì mình thấy Siam Paragon có lẽ là sang chảnh nhất. Ở đây toàn các thương hiệu nổi tiếng và cũng có rất nhiều món hàng hiệu được sale. Nếu ngân sách dư giả các bạn cũng nên càn quét 1 chút nơi này chắc chắn mua được đồ hiệu mà lại còn được hoàn thuế nữa.
 
Ở đây vào cửa tầng 1 là thấy luôn khu ăn uống. Khu này tổng hợp nhiều nhà hàng chứ không phải dạng phức hợp như mấy khu Food court. Sau đó chúng mình thẳng tiến sang Central World, phía trước cổng đối diện vs Big C có khu chợ đêm bán đồ ăn, vỏ passport,... Đồ ăn không rẻ lắm, nhưng các bạn nên ăn thử kem dừa ở chợ này, vì họ trộn với các loại topping đặc biệt ăn rất ngon (50 bath/trái) và cũng nên uống thử nước dừa nữa nhé.
 

Ngày 3: Hua Hin - Santorini Park - Swiss Sheep Farm – Plearnwan – Biển Hua Hin 

Bọn mình mua sẵn đồ ăn trong 7 – Eleven trước từ tối qua rồi quay lò vi sóng để ăn sáng. Xong xuôi chúng mình đi BTS ra Mochit. Các bạn xuống đường ra trạm xe bus ngay phía trước công viên Chatuchak bắt xe bus số 3 hoặc 77 với giá vé max rẻ 6.5 bath/người đi về bến xe Mochit.
 
Bến xe Mochit
Bến xe Mochit
 
Tuyến xe này nó không dừng ở đúng bến xe Mochit đâu mà nó vào bãi xe bus đối diện cho nên các bạn đi cầu đi bộ để sang đường, vào thẳng cửa D sẽ thấy có quầy bán vé đi các tỉnh. Chọn ô bán vé có điểm Huahin, mua vé đi Cha-am khoảng 160 bath/người rồi lên xe bảo bác tài cho xuống Santorini Park là họ sẽ biết nhé.
 
Tại đây bạn chọn ô bán vé có điểm Huahin là được nhé
Tại đây bạn chọn ô bán vé có điểm Huahin là được nhé
 
Xe này hơi nhỏ và khá xóc, nếu bạn mang nhiều hành lý sẽ phải mua thêm vé cho hành lý của mình. Xe dừng ngay ở trên đường quốc lộ khiến bọn mình hoang mang quá chừng. Nhưng may thay lại gặp được bác tài taxi lấy giá khá rẻ nên bọn mình quyết định thuê bác ý chở vào thành phố và đi 1 số địa điểm trong thành phố luôn. Nếu các bạn đi nhóm 4 mình nghĩ các bạn nên đi taxi và thuê trọn gói luôn vì tính ra mỗi người chỉ khoảng 200 bath thôi, siêu tiết kiệm.
 
Xe bus đi Hua Hin
Xe bus đi Hua Hin
 
Tuy nhiên, nếu không đi taxi thì nếu bạn để ý sẽ thấy có 1 đường hầm đi bộ nhỏ để băng qua đường quốc lộ sang bên công viên, bạn có thể đi bộ và sau khi chơi xong gọi taxi hoặc ra đường bắt xe về thành phố cũng được. Nhớ mặc cả nhé.
  • Vé Santorini 150bath/người
  • Vé Swiss Sheep Farm 120bath/người
Vì nắng gắt quá nên bọn mình không đi nổi trại cừu chứ các bạn nên chọn đi vào buổi chiều nhé vì nhiều chỗ để sống ảo lắm và còn được cho cừu ăn nữa. Sau đó, mình đi ăn trưa ở Koti Restaurant -  nhà hàng này khá nổi tiếng và cũng lâu đời. Trà sữa ở đây uống ngon.
 
Chúng mình ghé Plearnwan tham quan, chú tài xế siêu nhiệt tình còn giúp chúng mình dặn dò anh bảo vệ ở Plearnwam là khi nào chúng mình ra thì gọi taxi đưa chúng mình ra bến xe để về Bangkok. Phải nói là bác tài rất nhiệt tình và lấy giá cũng rất hạt rẻ nên bọn mình đã tip cho bác ấy 1 chút. Nếu có thể các bạn cũng nên tip một chút cho các bác tài nếu thấy vui vẻ và hài lòng với dịch vụ nhé.
 
Chúng mình ghé Plearnwan tham quan
Chúng mình ghé Plearnwan tham quan
 
Đến Plearnwan thì nhiều chỗ sống ảo. Ăn uống ở đây cũng được, đồ thì cũng không phải rẻ, các bạn nên mua đồ lưu niệm mang về cũng được. Sau đó bọn mình bắt Songtheow ra bãi biển Huahin chơi, đẹp khá bình yên, các bạn có thể thả tâm hồn ở đây thư giãn một chút sau những ngày tấp nập chốn đô thị. 
 
Đến Plearnwan thì nhiều chỗ sống ảo lắm
Đến Plearnwan thì nhiều chỗ sống ảo lắm
 
Cuối ngày, chúng mình bắt Songtheow ra bến xe Huahin minibus station ở đường 51 rồi mua vé xe về Bangkok. Xe này thì thường chạy về Mochit BTS với giá 180 bath/người. Chặng cuối là đi BTS về khách sạn, kết thúc 1 ngày ở Huahin bình yên.
 

Ngày 4: Khaosan Road – Siam Square 

Vì hôm qua di chuyển xe hơi mệt nên hôm nay có chút lề mề. Các bạn nên đi cả Terminal 21 nhé, mua sắm hay ăn uống ở đây cũng đều là thiên đường. 
 
Đến Khaosan, chúng mình đi bằng thuyền chỉ 9 bath/người. Vì hostel chúng mình ở rất gần bến thuyền chạy đi Old Town nên cực kì tiện. Bọn mình được bà chủ nhà ở đây chỉ cho cách đi này nên tiết kiệm được kha khá tiền di chuyển. Bình thường đi Grab sẽ phải mất hơn 150 bath từ trung tâm về khu Khaosan nhé vì đây là khu Bangkok cũ nên không có BTS đâu. Nhưng mà bọn mình đi chỉ mất 9 bath mà lại có thêm trải nghiệm về một loại hình di chuyển rất thú vị khác. 
 
Khaosan Road
Khaosan Road
 
Ở bến thuyền sẽ có bản đồ chỉ dẫn bến xuống, bạn nên hỏi mọi người cùng đứng đợi hoặc hỏi người thu vé - cũng chính là người cột dây giữ thuyền mỗi khi dừng ở bến để hỏi về bến mình định đến. Kinh nghiệm nhỏ là bạn nên ngồi ở giữa ghế để không bị bẳn nước vào nhé.
 
Lưu ý: sẽ có 2 loại thuyền dừng ở bến như sau:
  • Thứ 1 là thuyền du lịch: trên thân thuyền có sẽ quàng chữ 200 baht/ngày, các bạn không nên lên nhầm thuyền này nhé vì chúng ta sẽ không đi bằng thuyền tham quan cả ngày đâu. 
  • Thứ 2 là thuyền thường: Giống như xe bus dừng ở các bến có giá 9 bath/người. Bến thuyền dẫn đến phố Khaosan sẽ là bến cuối vì vậy khi tất cả mọi người đều xuống thì bạn sẽ biết hoặc bạn có thể hỏi người ngồi cạnh cho chắc chắn.
Khaosan thì nổi tiếng là phố Tây nên các hoạt động loại hình vui chơi ở đây chủ yếu là Bar và Beer. Tuy nhiên, ở đây vẫn có các quán ăn dọc đường để bạn thưởng thức. Có rất nhiều cửa hàng vẽ Hena thú vị mà các bạn nên thử để lưu giữ lại kỉ niệm. Khoảng 2 tuần thì hình vẽ sẽ trôi đi, nhưng bạn nên thử một chút ra tay trước xem có bị dị ứng mực vẽ không nhé.
 
Các hoạt động loại hình vui chơi ở đây chủ yếu là Bar và Beer
Các hoạt động loại hình vui chơi ở đây chủ yếu là Bar và Beer
 
Sau đó chúng mình quay trở lại đi thuyền về Siam Square để tiêu tiền 1 chút. Nói chung là vào đây thì các bạn nên mua sắm, thích lắm. Mình đi qua Etude House và tậu được bộ son cùng với giá khuyến mãi cực hời thêm nữa lại còn mua được hàng chính hãng siêu xịn luôn. Ở ngay tầng 1 còn cái Beautytrium, trong này có hàng Nivea phiên bản Line, item gấu Brown ở đây giá rẻ hơn so vơi ở 7 - Eleven.
 
Ngoài ra ở đây còn có Line Village nhưng phí tham qua hơi đắt nên bọn mình không muốn đi. Vào đây, có nhiều góc sống ảo lắm luôn.
 
Line Village
Line Village
 

Ngày 5: Pratunam – Big C – Hà Nội

Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ, chúng mình quyết định đi mua quà và 1 số đồ ăn vặt Thái để mang về. 
 
Bọn mình lại quyết định đi thuyền siêu rẻ để đi chuyến hành trình. Lần này, bọn mình đi bến hướng ngược lại so với lúc đi Khaosan và cũng xuống ở điểm cuối chính là Pratunam Pier.
 
Xuống thuyền đi ra đường lớn, qua ngã tư một chút là đã đến ngay chợ Pratunam rồi. Chợ ở đây có nhiều đồ lưu niệm, áo phông, xà phòng hình trái cây,... giá khá mềm. Nhưng mình thấy xà phòng ở đây không rẻ bằng mua các quày tầng 1 ở Big C. Đối diện chợ Pratunam là TTTM Platinum là một thiên đường quần áo đúng nghĩa nhưng vì không còn nhiều thời gian nên mình cũng không dám đi lâu vì vào là sợ lạc lối không ra được. Các bạn cũng nên ghé vào đây sắm ít quần áo mang về nhé. 
 
Pratunam Pier
Pratunam Pier
 
Rời Pratunam chúng mình đi bộ ra Big C Super Center để mua ít quà và snack đem về nhà. Nói chung vào Big C không mua ít thì sẽ phải mua nhiều vì hàng hóa ngập trời mà lại không kìm được thú vui mua sắm. Bên ngoài cửa ra khỏi quầy thanh toán sẽ có thùng giấy để các bạn đóng hàng nếu như mua nhiều đem về và có cả quầy hoàn thuế luôn. Đóng hàng thì nhớ mua băng dính ngay tại quầy hoàn thuế nhé.
 
Big C Super Center
Big C Super Center
 
Ở đây hàng hóa ngập trời luôn
Ở đây hàng hóa ngập trời luôn
 
Sau đó chúng mình quay trở lại khách sạn để ra sân bay. Cách đi ra sân bay cũng tương tự như cách tới nhé. Các bạn nên lưu ý giờ bay để kịp thời đến check in và đặc biệt là nên cẩn thận nếu như có giờ bay vào những lúc Bangkok tắc đường.
 
Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại thật nhiều thông tin hữu ích cho chuyến du lịch Thái Lan từ Bangkok đến Hua Hin cho chuyến hành trình sắp tới của các bạn.
 
Theo dõi chùm tour du lịch Thái Lan để đặt ngay tour Thái Lan Bangkok Hua Hin trọn gói cùng nhiều loại tour hấp dẫn khác đang chờ đón các bạn nhé.
Mai Nguyễn / Thailantravel.com - Ảnh: Intenet

Xem thêm: Bangkok Hua Hin tour Thái Lan Bangkok Huahin

Quay về trang trước Lên đầu trang

Tin cùng chuyên mục